Thực trạng bộ máy kế toán trong doanh nghiệp SME

Thực trạng kế toán doanh nghiệp vừa & nhỏ (SME) hiện nay tại Việt nam thực sự đáng quan tâm. Chủ doanh nghiệp SME cũng nên tìm hiểu về công tác kế toán để có kế hoạch triển khai và phát triển công tác kế toán trong doanh nghiệp của mình.

1. Kế toán và chức năng của kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán là việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích, ghi chép tình hình vận động của tài sản và vốn trong doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin hữu ích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Chức năng cơ bản của kế toán là chức năng cung cấp thông tin và chức năng kiểm tra

Cung cấp những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tình hình vận động của vốn và tài sản. Cung cấp những thông tin, số liệu kế toán về tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp… tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý

Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

Bằng những phương pháp, nguyên tắc kế toán, những chuẩn mực, những chính sách và chế độ kế toán, bằng các kỹ thuật hạch toán, hình thức kế toán và hệ thống sổ sách… kế toán luôn làm tốt các chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra giám sát của mình.

Để làm tốt chức năng giám sát kiểm tra, kế toán còn có một công cụ kỹ thuật, đó là:

Tính đối ứng của phương pháp hạch toán,Tính cân đối của nguồn vốn và tài sản thể hiện ở đẳng thức tài chính sau:

Vốn chủ = Tài sản – Nợ phải trả

Vốn chủ + Nợ phải trả = Tài sản

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở đa số những doanh nghiệp SME, kế toán không phát huy được chức năng của mình. Tại sao vậy?

2. Thực trạng kế toán hiện nay của doanh nghiệp SME

Theo quy định của Luật kế toán, mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ sách. Tuy nhiên, hiện nay ở rất nhiều doanh nghiệp SME, đều được thực hiện hai hệ thống sổ sách bao gồm:

Sổ sách kế toán thuế và Sổ sách kế toán nội bộ

Khoan hãy nói tới việc không tuân thủ phát luật khi mở hai hệ thống sổ sách, chúng ta hãy đứng trên quan điểm lợi ích của doanh nghiệp, quan tâm tới việc mở hai hệ thống sổ sách có lợi hay có hại cho doanh nghiệp.

2.1 Hệ thống sổ sách kế toán thuế

Hệ thống sổ sách kế toán thuế, được doanh nghiệp hạch toán trên cơ sở những hóa đơn chứng từ có kê khai thuế. Mục đích nhằm giấu đi những khoản doanh thu không kê khai, hoặc bỏ đi những khoản chi phí không được tính, hoặc không đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ khi tính thuế.

Hệ thống sổ sách này, được hạch toán và ghi chép phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán (chỉ thiếu một số nghiệp vụ như đã nói trên). Được lập đầy đủ và lên Báo cáo tài chính theo đúng quy đinh, nộp theo đúng thời hạn quy định. Đồng thời là hệ thống sổ sách nộp cho cơ quan thuế và các cơ quan chức năng, nên được quan tâm thực hiện tương đối đầy đủ về thủ tục (về chất lượng cũng không bàn đến).

Nhưng vì hệ thống sổ sách này, đã bỏ đi một số nghiệp vụ (như đã nói ở trên), nên đã không phản ảnh trung thực, khách quan, đầy đủ sự vận động của tài sản và vốn trong doanh nghiệp. Đồng thời, cũng không phải ảnh đầy đủ doanh thu, chi phí trong doanh nghiệp.

2.2 Hệ thống số sách kế toán nội bộ

Hệ thống sổ sách kế toán nội bộ, thường không được doanh nghiệp coi trọng. Kế toán nội bộ sẽ được giao cho một kế toán tin cậy, thực hiện ghi sổ theo dõi dòng tiền là chính, mà không tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực, chính sách kế toán (Nhiều doanh nghiệp còn cho kế toán nội bộ kiêm thủ quỹ, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm).

Kế toán nội bộ, nhiều khi thu chi theo yêu cầu của chủ DN, không có chứng từ đầy đủ, nên cũng không được ghi chép, hạch toán và ghi đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Kế toán nội bộ cũng không được coi trọng, nên nhiều công ty cũng không hạch toán tới kết quả cuối cùng (chỉ theo dõi dòng tiền), và không lên báo cáo tài chính cuối năm.

Như vậy, hệ thống sổ sách kế toán nội bộ cũng không phản ảnh trung thực, khách quan, đầy đủ sự vận động của tài sản và vốn trong doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên, cả hai hệ thống sổ sách kế toán thuế, hay nội bộ đều không đẩy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cũng như tình hình vận động của vốn và tài sản trong doanh nghiệp.

3. Hệ quả của việc lập hai hệ thống sổ sách của doanh nghiệp SME

Cả hai hệ thống sổ sách kế toán trong doanh nghiệp đã không thực hiện được chức năng thông tin và kiểm tra, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin chính xác về hoạt động của mình, cũng như kiểm tra, giám sát được tài sản và nguồn vốn của mình.

Số liệu kế toán không trung thực khách quan, đầy đủ, không giúp cho doanh nghiệp có thông tin về hoạt động kinh doanh, cũng như kết quả kinh doanh… giúp cho các quyết định trong quản lý của mìnhKhông có được số liệu đẩy đủ, chính xác từ đó kiểm tra giám sát được vốn và tài sản của mình, cũng như kiểm tra các khoản thu, chi và giám sát thực hiện kế hoạch.

Đây chính là điểm trọng yếu trong việc quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp. Vì từ chỗ không đầy đủ, chính xác số liệu, nên tính đối ứng và cân đối không còn nữa. Nếu có sai sót, nhầm lẫn, hay mất mát, thất thoát tài sản cũng khó phát hiện ra.

Như vậy, để tránh thuế, doanh nghiệp đã lập hai hệ thống số sách. Nhưng hai hệ thống sổ sách, lại làm cho doanh nghiệp không sử dụng được chức năng thông tin và kiểm tra giám sát của mình. Có khi, tiết kiệm được một chút thuế, nhưng lại thất thoát, mất mát số tài sản gấp nhiều lần số thuế tránh được.

Hơn nữa, với việc lập hai hệ thống sổ sách như trên, nhiều doanh nghiệp không biết tài sản của mình ở đâu, hoạt động lỗ hay lãi…Tuy nhiên, cũng phải nói thành thật, với nghiệp vụ của nhiều kế toán, thì việc lập hai hệ thống sổ sách, làm dễ hơn là một hệ thống, tuy việc nhiều lên gấp bội

Tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp nhiều, thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp đang lo lắng cho việc kiểm tra, giám sát tài sản của mình, đồng thời không thấy được tính hữu dụng của thông tin kế toán. Những doanh nghiệp này phải nhờ tới chuyên gia để thiết lập lại bộ máy kế toán của mình, nhập hai hệ thống sổ sách làm một, nhằm thực hiện được chức năng thông tin của kế toán, đồng thời giám sát, kiểm tra được tài sản của mình.

Nếu bạn đang là một chủ SME, hãy chú ý tới bộ máy kế toán của mình và chức năng cơ bản của hệ thống kế toán. Đồng thời, đây là nơi giám sát, kiểm tra, giữ tài sản và vốn cho mình, nên hãy quan tâm đầu tư thích đáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0976 288 667

Contact Me on Zalo